Chào mừng đến với Công ty cổ phần xây dựng số 2 Quảng Ninh
Từ khoá tìm kiếm
Thị trường bất động sản còn nhiều bất ổn, tư lệnh ngành Xây dựng đề xuất giải pháp gì?

Thị trường bất động sản còn nhiều bất ổn, tư lệnh ngành Xây dựng đề xuất giải pháp gì?

Ngày 01-06-2023 Lượt xem 529

Phát biểu tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn - Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu chưa ổn định.

Thị trường vẫn gặp khó

Cụ thể, hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS... vẫn còn bất cập cần sửa đổi để thống nhất như: Về hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất; Về xác định giá đất; Về chế độ sử dụng đất, quy định đối với các loại hình BĐS mới, hỗn hợp, đa chức năng; Về quy trình, thủ tục triển khai dự án...

Thứ hai, khó khăn về nguồn cung BĐS. Việc triển khai đầu tư, xây dựng các dự án BĐS tại hầu hết các địa phương gặp nhiều khó khăn khiến nguồn cung BĐS sụt giảm mạnh ở các phân khúc, khiến số lượng các dự án được chấp thuận mới, khởi công xây dựng và hoàn thành trong thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu đối với nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và nhà ở công nhân và nhà ở cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình.

Thứ ba, nguồn cung nhà ở thương mại giảm ở hầu hết các địa phương, nhiều dự án chuẩn bị triển khai nhưng cũng gặp khó khăn trong thủ tục pháp lý (lựa chọn chủ đầu tư, tình hình sử dụng đất, giao đất). Các dự án nhà ở xã hội hiện đang triển khai rất chậm và mới chỉ khởi động lại thời gian gần đây sau gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ được công bố.

Thứ tư, cơ cấu sản phẩm BĐS chưa phù hợp, phổ biến là BĐS các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch, trong khi đó, thiếu gay gắt nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình.

Giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân. Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở.

Từ năm 2021 đến nay, ở nhiều địa phương tại một số khu vực, địa điểm có hiện tượng tăng giá đột biến, sốt giá đất nền (với tỷ lệ tăng 30-5-% thậm chí cao hơn so với cuối năm 2020)

Thứ năm, các sàn giao dịch BĐS hoạt động thiếu ổn định; hoạt động môi giới BĐS chưa được kiểm soát tốt.

Thứ 6, công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và thị trường BĐS tại các địa phương có tồn tại, bất cập. Một số địa phương có hiện tượng tách thửa, phân lô bán nền không đúng quy định, không phù hợp quy hoạch, thiếu hạ tầng nhưng chưa được kiểm tra, xử lý triệt để; công tác thông tin, công khai minh bạch về quy hoạch và các dự án hạ tầng, nâng loại đô thị, đơn vị hành chính còn chưa đầy đủ, kịp thời.

Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng thẳng thắn nhìn nhận việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Vẫn còn phản ánh của doanh nghiệp BĐS về việc khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng và huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Chưa có các nguồn vốn dài hạn, ổn định cho thị trường BĐS.

Chính sách thuế đối với sử dụng BĐS và hoạt động giao dịch, kinh doanh BĐS còn chưa phân biệt giữa sử dụng và đầu tư, kinh doanh, mua đi, bán lại dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm giữ BĐS, thậm chí còn trốn thuế trong giao dịch BĐS, làm thất thu ngân sách.

"Hoạt động của thị trường BĐS còn thiếu công khai, minh bạch do thiếu hệ thống thông tin dẫn đến lợi dụng, tung tin, nhiễu loạn thị trường" – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết.

Lành mạnh hóa thị trường

Từ các khó khăn, vướng mắc, bất cập và kinh nghiệm các nước, để đảm bảo thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, đóng góp tích cực hơn cho phát triển nền kinh tế, Bộ Xây dựng cũng đề xuất một số giải pháp.

HOTLINE

(+84) 0203 384 6302
zalo
zalo Chat với tư vấn viên Gọi điện